Vì sao cần đưa Giáo dục STEAM / STREAM vào giáo dục bậc phổ thông ở VN?

13/05/2019 | 2434 |
0 Đánh giá

Hiện nay đang có xu hướng đưa các phương pháp giáo dục STEAM & STEM (Science-Technology-Engineering-Art-Mathematics) của Mỹ vào cải tiến chất lượng dạy & học ở cấp phổ thông từ cấp 1 đến cấp 3

💕Vì sao cần đưa giáo dục STEAM / STREAM vào giáo dục bậc phổ thông ở VN?

(Trích dẫn Facebook Ellie Phuong D. Nguyen) và lộ trình Đồ Chơi STEM đang hướng tới cho các bậc phụ huynh )

"👨🏼‍💻Hiện nay đang có xu hướng đưa các phương pháp giáo dục STEAM & STEM (Science-Technology-Engineering-Art-Mathematics) của Mỹ vào cải tiến chất lượng dạy & học ở cấp phổ thông từ cấp 1 đến cấp 3, đó cũng là một dấu hiệu tốt cho giáo dục Việt Nam khi những người làm giáo dục có tâm đang muốn đưa những cái mới tiên tiến vào nâng cao chất lượng giảng dạy hiện nay. Một phần quan trọng trong phương pháp giáo dục theo định hướng STEM & STEAM là học sinh không chỉ được dạy kiến thức cho mỗi môn học, mà còn được dạy cách học thế nào cho hiệu quả, cách đặt câu hỏi & phản biện hay tranh luận, học cách thiết kế thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết khoa học của mình, và được khuyến khích để sáng tạo ra cái mới.

Và gần đây nhất là xu hướng giáo dục STREAM, thêm chữ R trong Reading (đọc) vào STEAM, mình không phải chuyên gia STREAM nên nói ngắn gọn là chiến lược này nhằm khuyến khích học sinh không chỉ đọc kiến thức trong sách giáo khoa mà còn đọc qua nhiều sách truyện khác dạng kể chuyện (storytelling) để tăng cường khả năng đọc phân tích & tổng hợp kiến thức từ sớm ở cấp tiểu học. Con mình từ lúc học mẫu giáo & giờ là lớp 1 ngày nào cũng học các kiến thức về khoa học & xã hội thông qua rất nhiều sách truyện cô đọc trên lớp & mượn ở thư viện về nhà cho cùng 1 chủ đề phù hợp với lứa tuổi, nên có thể tranh luận với nhau rôm rả trên Zoom lúc chia nhóm nhỏ để học vào chiều thứ 3 & 5 ngoài buổi học chung với cả lớp vào sáng 2,4,6 hằng tuần 30phút/ngày trong thời kỳ Covid-19 hiện nay.

👩‍🏫Phần lớn các sinh viên mình dạy đều lớn lên tại Mỹ nên ít nhiều được đào tạo từ mô hình giáo dục STEAM ở cấp phổ thông K12, vì từ năm 2001 thì việc đưa giáo dục STEAM vào giáo trình học K12 (STEM-focused curriculum) đã xuất hiện ở nhiều bang của Mỹ thông qua tài trợ của NSF (National Science Foundation) nhưng phải đến thời của tổng thống Obama thì giáo dục STEAM trên toàn nước Mỹ mới được đầu tư phát triển mạnh & chú trọng nhiều hơn thông qua chiến dịch “Educate to innovate” vào năm 2009 nhằm tạo động lực cảm hứng & thu hút nhiều hơn các học sinh giỏi của Mỹ vào lĩnh vực khoa học công nghệ STEM.

👩🏼‍🔬Hướng nghiên cứu về giáo dục của mình thì tập trung chủ yếu ở bậc đại học, nơi có thể xem là tiếp nhận thành quả đào tạo từ cấp phổ thông K12 để chuyển giao lên cấp tiếp theo. Nên ở đây mình muốn rút ra các quan sát, cảm nhận theo kinh nghiệm cá nhân của mình về các điểm nổi bật của các sinh viên lớn lên tại Mỹ nơi mình đang làm công tác nghiên cứu & giảng dạy hơn 5 năm qua ở cả trường công chuyên về nghiên cứu & trường tư chuyên về giáo dục khai phóng (Liberal Arts College). Môn mình dạy là Sinh hóa cũng nằm trong các môn thuộc nhóm giáo dục STEAM.

🌿Điểm yếu của sinh viên Mỹ mình dạy là nhìn chung kỹ năng toán & giải hoá (đặc thù cho môn sinh hoá của mình thôi nhé) không mạnh bằng sinh viên VN, nhưng lại biết nhiều công cụ tính toán để hỗ trợ việc này. Điểm mạnh của sinh viên Mỹ thể hiện ở các mặt sau:

- Rất tự tin để tranh luận các ý kiến trái chiều khi thảo luận trong lớp, nhưng vẫn thể hiện sự tôn trọng các khác biệt & đôi khi là hài hước trong lúc tranh luận, đó là biểu hiện của tư duy phản biện (critical thinking) được đào tạo từ bé.

- Khi cần giải quyết vấn đề (problem solving) thì không ngần ngại đưa ra rất nhiều giải pháp kể cả nghe qua hơi ngớ ngẩn, nhưng sau đó qua tranh luận sẽ bổ sung, hoàn thiện dần, vì được dạy cách học không ngại mắc lỗi, hay thử & sai để tìm ra giải pháp tối ưu.

- Làm việc nhóm (team work) khá hiệu quả vì quen với chia nhóm hợp tác từ bé & các ý tưởng sáng tạo không bị nhóm vùi dập mà thường sẽ đóng góp để cải thiện hoặc bổ sung lẫn nhau, các tố chất lãnh đạo cũng được phát huy trong lúc làm việc nhóm.

- Không ngại đề xuất các cải tiến cho việc học với giáo viên vì ý thức rất rõ đó là quyền lợi của mình & phần lớn giáo viên cũng khuyến khích các ý kiến đóng góp phản hồi này để hoàn thiện hơn việc dạy của mình.

🌿Đây cũng là điểm nổi bật hơn thường thấy ở các sinh viên Mỹ nếu so sánh với các sinh viên du học mới sang từ VN hay các nước khác nơi tinh thần giáo dục STEAM & STEM chưa phổ biến nhiều bằng Mỹ. Nhưng sau một vài học kỳ thì các sinh viên quốc tế giỏi có sự thích nghi cao & cầu tiến đều dần học được ít nhiều các tố chất này để phát huy trong các năm học sau. Nói đi thì cũng phải nói lại, sinh viên VN vẫn có các điểm mạnh hơn so với sinh viên Mỹ dù không trải qua giáo dục STEAM ở phổ thông, và mình cũng là một trong các sản phẩm của giáo dục phổ thông VN. Mình nhận thấy sinh viên VN có các điểm mạnh sau ngoài tính cần cù chịu khó:

- Khả năng chịu áp lực cao & vượt khó tốt: có thể sẵn sàng lấy nhiều tín chỉ trong một học kỳ để tốt nghiệp sớm, tiết kiệm chi phí (vì từ 12 đến 18 tín chỉ là cùng giá tiền), học thi mười mấy tiếng một ngày để đạt điểm cao, vừa học vừa kết hợp đi làm thêm ngoài giờ học để trang trải học phí.

- Ham học hỏi các kiến thức & văn hoá mới để hoà nhập & phát huy khả năng của mình trong môi trường đầy cạnh tranh, nếu tăng thêm tính chia sẻ & đoàn kết trong cộng đồng Việt nữa thì sẽ mạnh hơn rất nhiều so với các sắc dân khác từ Châu Á.

🎯Tóm lại là giáo dục phổ thông ở Việt Nam hiện nay đã & đang làm tốt mảng đào tạo về kỹ năng toán & giải lý, hoá trên giấy (chứ chưa hẳn là thực hành) nên các sinh viên VN đi du học ngành STEAM ở Mỹ thành công rất nhiều. Nhưng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông hơn nữa thì cần chú trọng mảng giáo dục STEAM & STREAM để thêm chữ “Arts & Reading” (nghệ thuật & đọc) vào giáo trình giảng dạy:

- Dạy học sinh học thông qua các mô hình & thực hành làm cho các môn khoa học, kỹ thuật có vẻ khô khan thành vô cùng sống động & hấp dẫn;

- Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với thực tế & khoa học thực nghiệm thay vì chỉ qua sách vở;

- Dạy học sinh tư duy phân tích, tổng hợp thông qua thói quen đọc nhiều & nghiên cứu đưa ra giả thuyết & thiết kế thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết của mình;

- Khuyến khích học sinh sáng tạo từ cái đơn giản ở cấp lớp bé và phát huy dần ở cấp lớn hơn, giảm bớt việc đánh giá qua học thuộc từ chương;

- Tạo thói quen học tư duy phản biện tranh luận tích cực, quen cách làm việc nhóm để học cách hợp tác & phát huy thế mạnh của từng thành viên, cũng như khả năng lãnh đạo nhóm.

Hiện nay mình tập trung nhiều hơn cho nghiên cứu & triển khai giáo dục ở bậc đại học ở Mỹ, nên chỉ đưa ra góc nhìn về lợi ích lâu dài, nhưng triển khai thế nào thì hi vọng là sẽ có nhiều tổ chức khác ở VN sẽ phát triển ứng dụng giáo dục STEAM & STREAM vào giáo dục phổ thông để giúp học sinh VN nâng cao & phát triển hơn nữa các tố chất sáng tạo, lãnh đạo, và phản biện tích cực từ cấp phổ thông. "

 

========================================

 

Lưu ý gì khi chọn đồ chơi STEAM - đồ chơi DIY

  • Nên đọc nhãn hướng dẫn để chọn lựa sản phẩm phù hợp với lứa tuổi phát triễn của trẻ.

  • Cảm nhận xem món đồ chơi đó có hợp với tính khí, thói quen và hành vi của con mình hay không.

Các đặc điểm của Đồ chơi STEM:

766B/44 Lạc Long Quân, P.9, Q.Tân Bình, TP.HCM

028 38 300221 - 0908 110586

500 VND - 500.000 VND

  • Tập hợp các thương hiệu đồ chơi nổi tiếng.

  • Cung cấp trải nghiệm vui chơi và học tập cùng các con của bạn.

  • Có được sản phẩm chất lượng phù hợp nhu cầu với giá cả hợp lý.

  • Cập nhật các thông tin, kiến thức về sản phẩm mới nhất.
    ------------------------------------------------------------------------------------
    Ngoài ra, chúng tôi còn có các chương trình khuyến mãi, giảm giá dành cho khách hàng mua hàng với số lượng lớn.

  • Liên hệ với chúng tôi:

     

phân phối đồ chơi

ĐỒ CHƠI STEM

Hot line: 0908.1105886

Email: dochoistemthongminh@gmail.com

500 VND - 500.000 VND


Tin tức liên quan

Bình luận